Tóm tắt nội dung
Phượng Hoàng cổ trấn nằm ở phía Tây Nam bộ Châu tự trị dân tộc Miêu, dân tộc Thổ Gia ở Tương Tây, tỉnh Hồ Nam. Tổng diện tích đất đai khoảng 10 km vuông, dân số khoảng 50.000 người tính đến cuối năm 2010. Đây là khu dân cư dân tộc thiểu số điển hình với 28 dân tộc sinh sống như người Miêu, người Hán, người Thổ Gia...
Phượng Hoàng cổ trấn được hình thành từ thời vua Khang Hy thứ 43 nhà Thanh (tức năm 1704). Nơi đây cách sân bay Đồng Nhân Phượng Hoàng 27km, cách sân bay quốc tế Hà Hoa Trương Gia Giới 280 km, đường quốc lộ G209 và đường cao tốc xuyên tỉnh S308 cùng với tuyến đường sắt Chi Liễu chạy qua trấn. Nơi đây là tuyến đường bắt buộc đi qua nếu muốn đến Hoài Hoa, Cát Thủ, Đồng Nhân – Quý Châu, là một trong số 10 di sản văn hóa lớn của Hồ Nam và cũng từng được nhà văn New Zealand Louis Alley ca ngợi là thành cổ đẹp nhất Trung Quốc, sánh ngang với vẻ đẹp của thành cổ Lệ Giang ở Vân Nam và thành cổ Bình Dao ở Sơn Tây, xứng danh với tên gọi “Bắc Bình Dao, Nam Phượng Hoàng”. Nơi đây là thành cổ nổi tiếng với văn hóa lịch sử lâu đời đồng thời là khu du lịch cấp 4A quốc gia.
1. Lịch sử phát triển
Phượng Hoàng cổ trấn bắt đầu được xây dựng vào năm 35 thời Minh Gia Tĩnh, đến nay đã có lịch sử hơn 400 năm. Tuy đã trải qua nhiều thăng trầm và biến cố lịch sử nhưng nơi này vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.
Đặc sắc dân cư cổ trấn vào thời Minh – Thanh với hơn 120 ngôi nhà, hơn 30 ngôi đền miếu quán xá, là di tích kiến trúc văn vật lớn nhất Tây Nam Trung Quốc. Trong cổ trấn còn có hơn 200 con đường, con phố lát đá cổ kính.
Tháng 12 năm 2001, Phượng Hoàng cổ trấn được phê duyệt và trở thành thành cổ văn hóa lịch sử quốc gia.
Tháng 6 năm 2007, Phượng Hoàng cổ trấn và khu nhà ở cũ Thẩm Tùng Văn được đưa vào danh sách bảo tồn văn vật trọng điểm toàn quốc.
2. Địa danh du lịch nổi tiếng
Khu văn hóa Thần Phong (Shenfeng): đây là khu văn hóa được tạo thành từ hơn 20 điểm thăm quan bao gồm: Phượng Hoàng Lục Câu Trận, Phượng Hoàng Đài, Phượng Trúc Lâm Hải, Hữu Phượng Lai Nghĩa, Phượng Duyên Đình, Dẫn Phượng Kiều, Bách Điểu Triều Phượng, Cửu Cửu Thần Giới, Thần Phượng Điện, Phượng Hoàng Tọa, Thập Bát Thần Tính Đồ Đằng Trụ, Phượng Hoàng Kí, Lễ Tuyền Đài, Ngũ Đức Môn, Phượng Hoàng Vật Ngữ, Bách Điểu Viên, Phóng Sinh Đài, Thừa Phượng Sạn Đạo, Thương Thương Các, Hội Hội Lang, Thu Thu Lâu...
Tòa nhà cổ bên sông Đà Giang (Diaojiaolou): nơi đây nằm ở Hồi Long Các phía Đông Nam của cổ trấn, phía trước gần với đường Cổ Quan, phía sau được xây trên sông Đà Giang, là một trong những quần thể kiến trúc cổ đặc sắc mang đậm nét kiến trúc của dân tộc Miêu. Tổng chiều dài của tòa nhà là 240 mét, kiến trúc thuộc thời Thanh và thời đầu Dân Quốc, hiện nay vẫn còn mười mấy hộ gia đình sinh sống trong đây.
Sông Đà Giang (Tuojiang): đây là sông chính chảy qua Phượng Hoàng cổ trấn, hai bên bờ là những tòa nhà cổ với hơn trăm năm lịch sử. Xuôi theo dòng nước, xuyên qua Hồng Kiều là Vạn Thọ Cung, Vạn Danh Tháp, Đoạt Thúy Lâu. Bờ Nam của Đà Giang là bức tường cổ trấn được xây với hàng gạch màu mận chín. Nước sông Đà Giang trong veo, nước chảy êm đềm, có thể nhìn thấy được những loại rong đang uốn lượn theo dòng nước.
Cầu Hồng Kiều (Hongqiao): còn được gọi là Phong Vũ Lâu, cầu được xây dựng vào những năm đầu Minh Hồng Vũ, nằm ở vị trí trung tâm của Phượng Hoàng. Đứng trên cầu có thể nhìn thấy toàn cảnh của Phượng Hoàng cổ trấn, thu vào tầm mắt toàn cảnh hai bên Đà Giang đẹp như tranh. Hồng Kiều phân thành hai tầng trên dưới, tầng 1 là những cửa hàng tạp hóa và buôn bán, tầng 2 là khu văn hóa phong tục tập quán các dân tộc, bên trong là những tác phẩm thư họa liên quan đến Phong Vũ Lâu, Hồng Kiều và cũng là địa điểm đẹp để thăm quan và thưởng trà.
Cầu đá Đà Giang (Tuojiang tiaoyan): nơi đây là một trong những phong cảnh đẹp nhất ở cổ trấn. Đây là con đường cổ xưa được xây dựng sớm nhất vào thời nhà Đường, là con đường duy nhất từ Càn Châu đi đến Ngũ Trại thời đó. Năm 43 Khang Hy nhà Thanh (tức năm 1704) được trùng tu và vẫn là con đường cổ xưa từ Phượng Hoàng đến Càn Châu. Mùa thu năm 2000, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ven sông qua cầu và cũng là để tạo dựng cảnh đẹp cho cổ trấn, huyện Phượng Hoàng đã tiến hành sửa chữa con đường qua sông này. Khoảng cách giữa từng viên đá là một bước nhỏ và có thể bước đi theo hàng qua sông, có thể bước từ hàng này sang hàng kia.
3. Đặc sản ở Phượng Hoàng
Kẹo gừng Phượng Hoàng: kẹo gừng là đặc sản của Phượng Hoàng được chế biến một cách thủ công tinh xảo và có lịch sử hơn 100 năm. Kẹo gừng là đồ ăn vặt truyền thống của Phượng Hoàng và có công dụng ngăn ngừa cảm lạnh, ho.
Kiwi Phượng Hoàng: kiwi Phượng Hoàng giàu vitamin và axit hữu cơ, có tác dụng lưu thông khí huyết, kiwi là loại trái cây bổ dưỡng, năng suất cao, hương vị ngọt ngào.
Lẩu cá cay: đây là món ăn đặc sản nổi tiếng ở vùng đất này bởi nguyên liệu tươi ngon, trong thời tiết se lạnh của mùa đông, ngồi bên nồi lẩu nghi ngút khói ấm nồng thưởng thức món ăn vị cay cay của tương ớt là lựa chọn tuyệt vời dành cho bất cứ ai khi du lịch Phượng Hoàng.
Các món ăn đường phố: ở Phượng Hoàng cổ trấn có rất nhiều quán ăn vặt, phải kể đến các món ăn vặt ngon như bánh tép, đậu phụ thối, thịt khô, cua chiên, các loại bánh bao đặc sắc, đồ nướng, các loại bánh mì kẹp.
Nếu bạn đang có dự định đi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn tự túc nhưng vẫn chưa nắm rõ những thông tin về hành trình du lịch thì hãy đón đọc tiếp những bài viết chia sẻ kinh nghiệm du lịch Trung Quốc của chúng tôi sau đây. Chúng tôi tin rằng những chia sẻ của mình sẽ giúp ích cho các bạn khi đi du lịch khám phá Trung Quốc.